Hướng dẫn sử dụng máy thủy bình

Máy thủy bình (tên tiếng Anh là Automatic Level) là thiết bị chuyên dùng để thực hiện các phép đo cao hình học theo nguyên lý tia ngắm nằm ngang, Tia ngắm của máy thủy bình song song với mực nước biển.

Máy thủy bình được sử dụng nhiều trong dẫn truyền độ cao, xây dựng lưới độ cao trong ngành trắc địa, địa chính. Ngoài ra thủy bình còn được dùng để dẫn truyền cao độ điểm, san lấp mặt bằng trong xây dựng hay cong vênh của thiết bị nâng, cầu trục, cổng trục…..,

Cách cân máy thủy bình

Cách cân máy thủy bình là khi cân máy các bạn cần kéo chân máy ra đến chiều cao ngang cổ hoặc cầm để khi ngắm đọc sẽ được thoải mái hơn, đặt máy ở vị trí có nền ổn định và chắc chắn để 3 chân máy vững chắc, tránh khi đang thao tác chân máy bị sụt lún làm lệch bọt thủy.

Sau đó các bạn đặt máy vào chân, vận ốc kết nối giữa máy và chân máy sao cho chắc chắn, kiểm tra bọt thủy. Nếu bọt thủy lệch về bên nào tức là bên đấy cao thì ta tiến hành hạ bớt chân máy phía đó xuống sao cho bọt thủy chạy vào tâm của vòng tròn hiệu chuẩn và khóa chân lại. Cuối cùng các bạn chỉ cần vặn 3 ốc cân bằng nằm ở đế máy và đưa bọt thủy vào tâm của vòng trong hiệu chuẩn sao cho chính xác nhất là đã hoàn thành việc cân máy

   Hình ảnh minh họa hướng dẫn cân máy 

Tiến hành cách ngắm và đo cao độ bằng máy thủy bình

Để ngắm đo cao độ trong thiết kế ra thực địa bằng máy thủy bình các bạn cần bố trí các mốc A có cao độ hA, điểm B có cao độ hB ra ngoài thực địa. Cách dùng máy thủy bình để đo độ cao các bạn tiến hành như sau:

Bước 1: Chọn vị trí đặt máy

Đặt máy thủy bình sao cho cân bằng giữa 2 môc A và B tại vị trí có phương vị bất kỳ trên bề mặt sàn, nơi cần đo đạc, nên chọn vị trí đặt máy tương đối bằng phẳng để có thể cân bằng máy nhanh hơn, Phương vị tốt nhất là cao hơn phương vị của mốc A chiều cao chuẩn để truyền cao độ.

Bước 2: Cân bằng máy 

Đặt máy tại vị trí có nền bằng phẳng và ổn định, tránh những chỗ nhấp nhô và dễ sụt lún, đặt máy sao co 3 chân máy choải ra phương vị ngang bằng nhất. Đặt máy thủy bình lên bệ của chân máy sang vận ốc nối giữa bệ chân máy và máy thủy bình sao cho chắc chắn và tiến hành cân bằng máy. 

                                          Hình ảnh bọt thủy khi cân bằng máy

Bước 3: Tiến hành ngắm và đo 

Cách đo máy thủy bình là ngắm vào mia. Chúng ta tiến hành điều quang sao cho hình ảnh của mia trong ống nắm của máy thủy bình rõ nét nhất.

Cách đọc số trên mia: Căn cứ vào 2 số trên mia m và dm còn 2 số đọc ghi trên chữ E đơn vị là cm và mm, cứ 1 khấc đen hoặc đỏ ( khoảng chia trên mia ) tương ứng với 10mm.

Bước 4: Tính cao độ

Để truyền cao độ từ điểm A ( có cao độ là hA ) tới điểm B chưa biết chiều cao thì cần dựng mia tại điểm A và đọc được chỉ số là x. quay máy đo mia dựng tại điểm B, đọc được số chỉ giữa la y.

  • Chênh cao giữa điểm A đến điểm B: là h= x-y. Độ cao điểm B: hB= h+(x-y).
  • Ý nghĩa của các số đọc: Số đọc chỉ giữa = ( số đọc chỉ trên cộng số đọc chỉ dưới )/2

Một ví dụ về cách ngắm máy thủy bình

Hướng dẫn sử dụng máy thủy bình cơ bản

Để sử dụng máy thủy bình cho kết quả chính xác, các kỹ sư nên thực hiện gồm các bước đơn giản như sau:

Bước 1: Chọn vị trí đo đạc có nền địa chất bằng phẳng và ổn định, chúng ta  2 mia cách nhau tầm 40-45m. đặt máy thủy bình ở giữa làm sao cho tương đối chính giữa 2 mia, để triệt tiêu sai số góc i.

Bước 2: Ngắm máy về A, chúng ta đọc chỉ số tại mia A l là x1=1.423 mm và tương tự ngắm máy về B, đọc chỉ số đọc tại B là y1= 1.168 mm.

Bước 3: Chênh cao giữa A và B khi đặt máy ở giữa là h1=x1-y1=1.423-1.168= 255mm

Bước 4: Chúng ta di chuyển máy lại gần mia B làm sao cho bằng 2/3 khoảng cách giữa 2 mia, sau đó ngắm máy về A đọc được chỉ số mia tại A là x2=1.389mm, quay máy ngắm về mia B đọc chỉ số tại mia B là y2=1.132mm

Bước 5: Chênh cao giữa điểm A và B khi đặt máy thủy bình gần về B.

  • h2= x2-y2 = 1.389-1.132 = 257mm

Bước 6: Vậy chênh cao giữa 2 điểm A và B khi đặt máy ở giữa 2 mia và khi m đặt gần mia B thì sai số chênh cao là ΔH= h1-h2= 255-257 = -2mm.

  • Sai số góc I của máy sẽ là -2mm
  • Lưu ý: Lưu ý sai số góc i của máy thủy bình là ΔH không được lệch quá ±3mm. Có thể hiểu là ≤± 0.003m.

Tác giả: Lê Thúc Vinh

Kỹ sư Lê Thúc Vinh hiện là phó phòng kỹ thuật của IGeo. Là một người có chuyên môn sâu và kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực trắc địa, am hiểu về các thiết bị đo đo đạc như máy toàn đạc điện tử, máy GNSS RTK, máy thủy bình… Bên cạnh đó, kỹ sư Lê Thúc Vinh cũng luôn tìm hiểu và tư vấn những giải pháp phù hợp nhất đến khách hàng.  


Bài viết liên quan

Trường có dấu (*) là bắt buộc.